Lịch sử Quan_hệ_Bắc_Triều_Tiên_–_Việt_Nam

Thời Phong kiến

Chiến tranh Việt Nam

Năm 1910, Nhật Bản ép Triều Tiên ký Điều ước Sáp nhập Hàn-Nhật. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Ngày 9 tháng 9 năm 1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập.

Ngày 31 tháng 1 năm 1950, CHDCND Triều Tiên là nước thứ 3 mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã can thiệp vào chiến trường. Ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân đội đang bị thiếu không quân và vũ khí chiến đấu, thủ tướng Kim Nhật Thành đã gửi khoảng 200 quân của mình vào chiến trường Việt Nam nhằm giúp Việt Nam hỗ trợ không quân và chống lại đồng minh hàng đầu của Mỹ là Hàn Quốc, mãi cho đến nay, cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ đang tỏ ra nghi ngờ "Liệu Triều Tiên đã từng tham chiến giúp quân đội Bắc Việt hay chăng", câu trả lời chính xác vẫn chưa giải đáp khi quan hệ giữa Triều - Việt vẫn còn là mờ ám.

Căng thẳng Triều Tiên – Việt Nam

Tuy nhiên, vào năm 1968, CHDCND Triều Tiên đã tỏ ra vô cùng bất mãn khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia vào Hội nghị Paris về đàm phán hòa bình với người Mỹ trong cuộc xung đột ở Việt Nam. Triều Tiên coi thỏa thuận Paris năm 1973 là "phi pháp" và ủng hộ Trung Quốc về vấn đề thành lập một liên minh các quốc gia Cộng sản châu Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia), nhưng lại không được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ do nó không có Liên Xô, bấy giờ là đồng minh của VNDCCH, và cũng ngăn cản tham vọng mở rộng ảnh hưởng Việt Nam về sau ở khu vực và châu lục[1].

Chính những vết nứt này mà về sau năm 1979, khi xảy ra Chiến tranh biên giới Tây Nam chống Khmer Đỏ, Triều Tiên là quốc gia đã phản đối kịch liệt Việt Nam và từ chối công nhận Cộng hòa Nhân dân Campuchia, đồng thời cho Norodom Sihanouk tị nạn tại nước này. Theo ghi chép của sử gia người Hungary, Balazs Szalontai, các nhà ngoại giao Mỹ, Nga cũng như các nước khác ngầm thuật lại rằng Việt Nam "đã cảm thấy được sự bội bạc và tráo trở" của nhà nước từng được coi là "anh em xã hội chủ nghĩa" CHDCND Triều Tiên[2]. Có lẽ chính điều này là nguyên do buộc Việt Nam phải Đổi mới và từ bỏ CHDCND Triều Tiên và các nước thuộc khối cộng sản cũ, đồng thời chấp nhận để gia nhập hệ thống chính trị phương Tây, và nó khiến hai nước căm thù nhau nhiều hơn là bạn[3].

Việc Triều Tiên dung túng cho hành động của Khmer Đỏ trong những năm 1980 cũng đã ít nhiều hủy hoại quan hệ hai nước. Trong những năm 1980, Triều Tiên là một trong những quốc gia phản đối Việt Nam và công khai ủng hộ các phong trào chống Việt Nam trong khu vực.[4] Vì điều đó, trong suốt những năm 1990, quan hệ giữa hai nước đã vô cùng lạnh nhạt, và không có thêm những hợp tác nào giữa hai nước cho tới những năm 2000.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Bắc_Triều_Tiên_–_Việt_Nam http://www.vok.rep.kp/index.php/detail_com/comde/i... //dx.doi.org/10.1093%2Foxfordhb%2F9780199602056.00... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/10... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/12... http://baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/443... http://www.langson.gov.vn/khcn/node/4395 http://www.mofa.gov.vn http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr040807104143/nr11... http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/n... http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/n...